Chứng nhận xuất xứ C/O 3 bên hợp lệ

C/O 3 bên như thế nào là hợp lệ khi các quy định không rõ ràng và thống nhất giữa các quốc gia sử dụng

Updating: Hiện nay C/O 3 bên form D nếu bên thứ 3 cùng nước với nhà sản xuất thì không cần tick vào ô thứ 13 nhé, theo Số: 997/TCHQ-GSQL ngày 20 tháng 02 năm 2017

c/o form D 3 bên

Hiện nay vẫn còn khá nhiều vướng mắc về chứng nhận xuất xứ 3 bên (C/O 3 bên ở đây bao gồm các C/O form E, C/O form D ... mà trong đó có ít nhất 3 bên được thể hiện trên nội dung C/O) mà mấu chốt là ô số 13 trong C/O không có dấu tick vào mục “Third party invoicing” và C/O bị bác và các bạn không biết là căn cứ vào đâu lại bị bác. Mình xin dẫn chứng một số quy định và tiền lệ để khẳng định rằng chắc chắn C/O 3 bên sẽ bị bác nếu không tích vào “Third party invoicing”.

Trước tiên cùng tìm hiểu như thế nào là hóa đơn bên thứ ba:

Tại công văn 12149/BCT-XNK ngày 14/12/2012 của Bộ Công Thương về hóa đơn bên thứ ba trong ACFTA có hướng dẫn như sau:

“Hóa đơn Bên thứ ba” là hóa đơn thương mại được phát hành bởi một công ty có trụ sở tại một Nước thứ ba (trong hoặc ngoài ACFTA) hoặc bởi một nhà xuất khẩu có trụ sở đặt tại các Bên tham gia Hiệp định ACFTA là đại diện cho công ty đó. Nước thứ ba là Nước/Vùng lãnh thổ phát hành hóa đơn mà không phải là Nước/Vùng lãnh thổ xuất khẩu/nhập khẩu.”

Theo công văn trên, nếu có 3 công ty tham gia giao dịch: Công ty A (Tại Trung Quốc) bán cho Công ty B (Ở Trung Quốc hoặc ở nước khác), Công ty B bán cho Công ty C (Công ty Việt Nam) thì ta có 2 trường hợp như sau:

- Trường hợp thỏa mãn hóa đơn nước thứ 3:

+ Công ty B (Đứng tại ô số 7 trong C/O): Công ty tại Bangladesh (Công ty B có thể ở trong hoặc ngoài ACFTA đều không quan trọng, công văn trên nói hơi thừa)

+ Công ty A (Đứng tại ô số 1 trên C/O): Công ty tại Trung Quốc

+ Công ty C (Đứng tại ô số 2 trên C/O): Công ty Việt Nam

+ Hàng đi trực tiếp từ Trung Quốc qua Việt Nam

=> Hóa đơn do Công ty B phát hành cho Công ty Việt Nam gọi là hóa đơn bên thứ ba => Phải tick vào ô 13 mục “Third party invoicing” theo điểm d khoản 14 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010 của Bộ Công thương: “Trường hợp hóa đơn phát hành tại bên thứ ba theo quy định tại Điều 23, Phụ lục 2 thì đánh dấu vào ô “Third Party Invoicing”, số hóa đơn phải được ghi rõ tại ô số 10, tên công ty phát hành hóa đơn và tên Nước mà công ty này đặt trụ sở tại nước đó phải được ghi rõ tại ô số 7”

- Trường hợp không phải hóa đơn nước thứ 3:

+ Công ty B (Đứng tại ô số 7 trong C/O): Công ty tại Trung Quốc

+ Công ty A (Đứng tại ô số 1 trên C/O): Công ty tại Trung Quốc

+ Công ty C (Đứng tại ô số 2 trên C/O): Công ty Việt Nam

+ Hàng đi trực tiếp từ Trung Quốc qua Việt Nam

=> Hóa đơn do Công ty B tại TQ phát hành cho Công ty C tại VN, đây là trường hợp mua bán 3 bên nhưng không có quy định tại công văn 12149/BCT-XNK ngày 14/12/2012 của Bộ Công Thương về hóa đơn bên thứ ba. Tuy nhiên theo công văn số 1733/GSQL-TH ngày 25/12/2014 của Cục giám sát quản lý Hải Quan trả lời công văn số 2932/HQĐNa-GSQL ngày 12/12/2014 thì trường hợp này cũng được coi là hóa đơn do bên thứ ba phát hành. Vì vậy chiếu theo quy định vẫn phải tick vào ô 13 mục : “Third party invoicing”.

Và để hợp lệ cần chú ý thêm các tiêu chí sau:

+ Ô số 1: Tên, địa chỉ, nước của công ty A tại Trung Quốc.

+ Ô số 2: Tên, địa chỉ, nước của Công ty mua hàng (nhập khẩu) tại Việt Nam.

+ Ô số 7: Tên và nước của Công ty B.

+ Ô số 10: Số hóa đơn thương mại giữa Công ty tại Việt Nam và Công ty B.

+ Ô số 13: Tick vào mục Third Party Invoicing.

Bản sao của hóa đơn bên thứ ba phải được nộp cùng với C/O mẫu E cho cơ quan Hải quan Bên nhập khẩu. (Điều 23 Phụ lục II Thông tư 36/2010/TT-BCT)

Lưu ý:

  • Có một số trường hợp C/O form E của Trung Quốc không tick vào ô 13 mục “Third party invoicing” là do quan hệ giữa Công ty A và Công ty B không phải quan hệ mua bán mà chỉ là quan hệ ủy quyền, thuê làm C/O nên bên Trung Quốc không chấp nhận tick vào mục này dẫn đến sẽ bị bác C/O ở Việt Nam.

  • Công ty A có thể là nhà sản xuất cũng có thể là nhà thương mại, không có quy định nào yêu cầu A phải là nhà sản xuất mới hợp lệ.

  • Khi mua qua công ty thương mại thì phải sử dụng C/O 3 bên, vì bên Trung Quốc luôn yêu cầu phải có thông tin nhà sản xuất trên C/O.

  • Nên trao đổi trước với đối tác Trung Quốc tránh ăn phải C/O form E 3 bên ủy quyền không tick vào ô 13, trường hợp đàm phán không được chuyển phương án mua bán 2 bên hoặc inbox mình tư vấn

Hình ảnh C/O 3 bên form D và form E chuẩn

c/o 3 bên form D
C/O 3 bên form E

P/S Bổ sung thông tin sau khi tham dự diễn đàn hỏi đáp tại Bộ Tài Chính khi mình tham gia:

📚 CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN C/O FORM E 3 BÊN. (BÊN BÁN VÀ SẢN XUẤT CÙNG NƯỚC VÀ KHÁC NƯỚC)

📚 C/O FORM E ỦY QUYỀN LÀ GÌ, CÓ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI ?

📚THẮC MẮC VỀ ‘’ ISSUED RETROACTIVELY ’’

📚 Tổng hợp thêm một số thắc mắc nhỏ gây tranh cãi liên quan đến C/O Form E

1. Các vấn đề liên quan đến C/O form E 3 bên.

1.1 Trước tiên, thế nào là hóa đơn bên thứ 3.

Theo Công văn 12149/BCT-XNK ngày 14/12/2012: “hóa đơn Bên thứ ba” là hóa đơn thương mại được phát hành bởi một công ty có trụ sở tại một Nước thứ ba (trong hoặc ngoài ACFTA) hoặc bởi một nhà xuất khẩu có trụ sở đặt tại các Bên tham gia Hiệp định ACFTA là đại diện cho công ty đó.

Nước thứ ba là Nước/Vùng lãnh thổ phát hành hóa đơn mà không phải là Nước/Vùng lãnh thổ xuất khẩu/nhập khẩu. Lấy ví dụ như sau:

- Công ty bán hàng: Công ty tại Singapore … (Có thể trong khối ACFTA hoặc ngoài khối ACFTA đều được, nhưng không phải China)

- Công ty sản xuất: Công ty tại China.

- Công ty nhập khẩu: Công ty Việt Nam

- Hàng đi từ China đến Việt Nam, Chú ý trên vận đơn (Bill of lading) có thể để Shipper là nhà sản xuất tại China hoặc bên bán hàng tại Singapore đều có thể chấp nhận (Theo công văn Số: 1335/GSQL-TH)

=> Hóa đơn do Công ty bên SINGAPORE phát hành cho Công ty Việt Nam gọi là hóa đơn bên thứ ba.

Đối với TH này khi thỏa hóa đơn bên thứ 3 thì C/O Form E khi phát ra được gọi là C/O form E 3 bên, và C/O phải thể hiện được các nội dung như sau:

Theo điểm d khoản 14 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 36/2010/TT-BCT: “Trường hợp hóa đơn phát hành tại bên thứ ba thì đánh dấu vào ô “Third Party Invoicing”, số hóa đơn phải được ghi rõ tại ô số 10, tên công ty phát hành hóa đơn và tên Nước mà công ty này đặt trụ sở tại nước đó phải được ghi rõ tại ô số 7”

*** Theo đó ta xét ví dụ:

Công ty bán hàng: Công ty tại SINGAPORE

Công ty sản xuất: Công ty tại CHINA, đứng tên trên C/O form E

Công ty nhập khẩu: Công ty VIỆT NAM

Hàng đi trực tiếp từ Trung Quốc qua Việt Nam.

=> Vậy C/O form E được xem là hợp lệ khi:

- Ô số 1: Tên, địa chỉ, nước của công ty sản xuất tại Trung Quốc.

- Ô số 2: Tên, địa chỉ, nước của Công ty mua hàng (nhập khẩu) tại Việt Nam.

- Ô số 7: Tên và nước của Công ty đối tác bán hàng tại SINGAPORE.

- Ô số 10: Số và ngày hóa đơn thương mại giữa Công ty tại Việt Nam và Công ty tại SINGAPORE.

- Ô số 13: Tick vào mục Third Party Invoicing.

Lưu ý: Bản sao của hóa đơn bên thứ ba phải được nộp cùng với C/O mẫu E cho cơ quan Hải quan Bên nhập khẩu. (Điều 23 Phụ lục II Thông tư 36/2010/TT-BCT)

1.2 Vấn đề đặt ra tiếp theo, nếu bên bán hàng và bên nhà sản xuất đều thuộc CHINA thì sao? Tức là:

- Công ty bán hàng: Công ty tại China…

- Công ty sản xuất: Công ty khác tại China, đứng tên trên C/O form E (Ô số 1)

- Công ty nhập khẩu: Công ty Việt Nam

- Hàng đi từ Trung Quốc đến Việt Nam.

Đây là trường hợp gây khá nhiều tranh cãi, nhiều hải quan dựa vào định nghĩa Hóa đơn nước thứ 3 để bác bỏ, tuy nhiên căn cứ vào công văn Số: 2706/TCHQ-GSQL. V/v Hướng dẫn một số điểm của TT36/2010/TT-BCT và triển khai kết quả cuộc họp ACTNC lần thứ 37 có ghi rõ:

‘’ 7. Điều 23. Phụ lục II Thông tư 36/2010/TT-BCT quy định cơ quan Hải quan Bên nhập khẩu chấp nhận C/O mẫu E trong trường hợp hóa đơn thương mại được phát hành bởi một công ty có trụ sở tại một nước thứ ba.

Trường hợp hóa đơn do một công ty của Trung Quốc hoặc ASEAN cấp (công ty này không phải nhà xuất khẩu) cũng được hiểu là trường hợp hóa đơn bên thứ ba’’.

Như vậy trong TH này, C/O form E do nhà sản xuất phát hành vẫn được dùng để hưởng ưu đãi về thuế nếu C/O form E đầy đủ các tiêu chí như trường hợp 1, đó là:

- Ô số 1: Tên, địa chỉ, nước của công ty sản xuất tại Trung Quốc.

- Ô số 2: Tên, địa chỉ, nước của Công ty mua hàng (nhập khẩu) tại Việt Nam.

- Ô số 7: Tên và nước của Công ty đối tác bán hàng tại China.

- Ô số 10: Số và ngày hóa đơn thương mại giữa Công ty tại Việt Nam và Công ty bán hàng tại China

- Ô số 13: Tick vào mục Third Party Invoicing.

2. Vấn đề về C/O form E ủy quyền.

Chưa thấy có định nghĩa nào về cái này, nhưng theo mình hiểu đơn giản thằng bán hàng (Là nhà máy) đứng tên trên tất cả chứng từ, duy chỉ có 1 điều là nó lại không thể đứng tên trên C/O form E, nên muốn làm Form E phải ủy quyền cho 1 thằng nào đấy lạ hoắc đứng tên và làm thủ tục, ví dụ thực tế phổ biến nhất là như này:

- Bên bán hàng : Cũng chính là Công ty sản xuất tại China, đứng tên trên tất cả chứng từ : Hợp đồng, Invoice, Vận đơn…, và cũng được thể hiện tại Ô sô 7 (Tên nhà sản xuất)

- Bên mua hàng: Công ty nhập khẩu tại Việt Nam.

- C/O form E : Công ty bán hàng không thể đứng tên (Ô số 1) nên nhờ 1 công ty thương mại khác tại China đứng tên Và vì chỉ là quan hệ ủy quyền nên hầu hết không thể tick được vào mục ô số 13 : Third Party Invoicing. (Nhớ là hầu hết nhé, vì nhiều TH thấy vẫn tick được)

Trong nhiều TH có thể nhận biết rất rõ là CO ủy quyền thông qua việc tại ô số 7 ghi thêm dòng chữ.

''Manufacturer

Tên và địa chỉ công ty sản xuất

(Khác với tên cty thương mại được ủy quyền đứng trên ô số 1)

....

C/O form E trong TH này xem như C/O form E ủy quyền.

Căn cứ công văn 5467/TCHQ-GSQL.

‘’ Người được ghi trên ô số 1 của C/O mẫu E:

Theo hướng dẫn của Bộ Công Thương tại công văn số 343/XNK-XXHH ngày 12/8/2013 thì người đứng tên ô số 1 của C/O mẫu E là người xuất khẩu, đồng thời là tên người phát hành hóa đơn trừ trường hợp hóa đơn do bên thứ ba phát hành.

Trường hợp tại ô số 1 trên C/O mẫu E thể hiện người ủy quyền mà không phải là tên người xuất khẩu và không thuộc trường hợp có hóa đơn do bên thứ ba, C/O mẫu E đó không hợp lệ để hưởng ưu đãi theo Hiệp định ACFTA ‘’

Do đó C/O form E này không được hưởng ưu đãi về thuế.

3. Vấn đề liên quan đến ’ISSUED RETROACTIVELY’

Có bạn hỏi mình ‘’Có bài nào giúp em vụ tích phần "issued retroactively" vs ạ?? Em vừa nhận 1 lô hàng từ Malaysia BL date 22/6, ngày CO 19/6 nhưng có tích phần ô kia và hải quan ko chấp nhận cái đó. Em ko hiểu lắm lý do gì??

Retroactively theo nguyên thủy nghĩa là ''Có hiệu lực từ một thời điểm trong quá khứ''.

Về nguyên tắc, một C/O phải được cấp trước hoặc tại thời điểm giao hàng hoặc không chậm hơn ba (03) ngày, lấy ngày giao hàng làm mốc tính (Ngày hàng đi). Trong trường hợp ngoại lệ, nếu C/O không được cấp trước thời điểm giao hàng hoặc không chậm hơn ba (03) ngày, lấy ngày giao hàng làm mốc tính theo đề nghị của người xuất khẩu, C/O sẽ được cấp sau trong vòng mười hai (12) tháng, lấy ngày giao hàng làm mốc tính và phải tick vào nội dung “Issued Retroactively”

Các bạn có thể tham khảo thêm : công văn Số: 508/GSQL-GQ4 V/v vướng mắc C/O form E

Tuy nhiên Căn cứ công văn Số: 1094/GSQL-TH V/v vướng mắc C/O có chỉ rõ : ‘’ Căn cứ khoản 2, Điều 26 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định hướng dẫn về các khác biệt nhỏ trên C/O, đối với C/O được cấp không quá 03 ngày kể từ ngày xuất khẩu nhưng trên ô số 13 lại đánh dấu vào mục “issued retroactively”, trường hợp cơ quan hải quan không có nghi ngờ về tính chính xác của các thông tin khai báo trên C/O và xuất xứ của lô hàng, C/O vẫn được chấp nhận.’’

Như vậy hiểu chung nhất nếu C/O được cấp sau 3 ngày tính từ ngày giao hàng buộc phải tick vào ô “Issued Retroactively”, trường hợp C/O được cấp trong vòng 3 ngày sau khi giao hàng nhưng lỡ tick vào ô “Issued Retroactively” , được xem như sai sót nhỏ và vẫn có thể được chấp nhận.

Trường hợp của bạn Phước Anh, ngày Bill là 22/06, ngày cấp C/O là ngày 19/06 trước ngày Bill, bạn tick vào ô ''issued retroactively'' là chưa hợp lý tuy nhiên vẫn k phải là căn cứ để bác bỏ

(Hơ hơ nhưng mà tuy nhiên các bạn nên nhớ luật của Việt Nam có nhiều lỗ hổng mà hổng ai muốn bít nó lại như quy định về những "lỗi nhỏ không anh hưởng đến tính xác thực" của C/O có thể bỏ qua nhưng lại không quy định thế nào là nhỏ nên việc nhỏ hay to còn phụ thuộc vào bạn với hải quan nhé.)

📚 Bonus thêm một số thắc mắc nhỏ liên quan đến C/O Form E

1. Trường hợp mua bán 3 bên, hàng đi từ China, tuy nhiên trên vận đơn, ô số 1 người gửi hàng lại để tên người bán tại nước thứ 3, khác với người đứng tên trên ô số 1 của Form E, có hợp lệ hay không?

Trả lời: Đây không phải là căn cứ để bác bỏ C/O form E, Theo công văn Số: 1335/GSQL-TH ghi rõ:

‘’Sự khác biệt giữa tên người xuất khẩu trên ô số 1 của C/O với tên người gửi hàng trên vận đơn trong trường hợp hóa đơn bên thứ 3 không phải căn cứ để từ chối tính hợp lệ của C/O ‘’

2. Trên C/O form E, Ô số 13 : Third party invoicing , được tích bằng tay thay vì đánh máy , có được chấp nhận?

Trả lời: Tick bằng tay hay đánh máy không phải là căn cứ để bác bỏ form E, theo công văn 2706/TCHQ-GSQL ngày 07 tháng 06 năm 2011.

3. C/O form E khi nộp cho hải quan, có cần nộp bản sao thứ 3 (Triplicate)

Trả lời: Theo công văn 680/TCHQ-GSQL ngày 18 tháng 02 năm 2011: người nhập khẩu chỉ cần nộp bản gốc (Original), không cần nộp bản sao thứ 3 (Triplicate)

4. C/O form E được phép khai tối đa bao nhiêu mục hàng?

Trả lời: Theo CV 4264/TCHQ-GSQL ngày 14 tháng 08 năm 2012 ghi rõ:

‘’Căn cứ Điều 7 Phụ lục 2 Thông tư số36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010 của Bộ Công Thương về thủ tục cấp và kiểm traC/O mẫu E và điểm 8 công văn hướng dẫn số 2706/TCHQ-GSQL ngày 07/06/2011 củaTổng cục Hải quan thì:

- “Nhiều mặt hàng có thể được kê khai trên cùngmột C/O mẫu E phù hợp với luật pháp của Bên nhập khẩu, với điều kiện từng mặthàng phải đáp ứng các qui định về xuất xứ đối với từng mặt hàng đó.”

- “Trong trường hợp C/O mẫu E ban đầu không đủchỗ để khai hết số lượng các mặt hàng cần khai thì người xuất khẩu sử dụng mộtC/O mẫu E khác để khai tiếp. Tuy nhiên, giới hạn số lượng mặt hàng trên mỗi C/Olà 20 mặt hàng.”

5. Giá trị hàng trên Form E tại ô số 9 bằng với giá trị trên hóa đơn thương mại (CIF) có được chấp nhận?

Trả lời: Theo CV 978/GSQL-TH ngày 21 tháng 7 năm 2014:

Đối với C/O mẫu E có số tham chiếu E14470ZC38510585 ngày 19/5/2014.

Theo báo cáo của đơn vị thì trị giá ghi tại ô số 9 trên C/O mẫu E bằng với trị giá ghi trên hóa đơn thương mại (CIF). Sự khác biệt này không làm ảnh hưởng đến tính hợp lệ của C/O nếu các tiêu chí khác trên C/O phù hợp với bộ chứng từ trong hồ sơ hải quan, thực tế hàng hóa (nếu hàng hóa phải kiểm tra thực tế) và cơ quan Hải quan không có nghi ngờ nào khác về xuất xứ lô hàng.

Do không có thời gian để tóm tắt lại các nội dung có tính update theo thời gian do luật Việt nam thay đổi xoành xoạch nên các bạn chịu khó đọc bài trên nhé. Đầy đủ và chuẩn xác.